80% tỷ lệ người trung tuổi và cao tuổi mắc bệnh thoái hóa cột sống. Con số này phản ánh một thực trạng đáng lo ngại. Đã thế, số người trẻ bị thoái hóa cột sống cũng không ngừng gia tăng. Tìm hiểu nguyên nhân là gì? Bằng cách nào để điều trị, làm sao hạn chế những rủi ro gặp phải dưới đây nhé.
Thoái hóa cột sống (Degenerative Disk Disease hoặc Degenerative Disc Disease) là hiện tượng cột sống bị mất dần cấu trúc và chức năng. Bệnh lý này gây ra những cơn đau nhức cực kì khó chịu nơi cột sống.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng thường gặp
Cột sống là bộ phận chịu áp lực về trọng lượng nặng nề nhất trong cơ thể. Đây cũng là bộ phận dễ bị thoái hóa và tổn thương nhất. Theo các chuyên gia thì nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng được chỉ ra như sau:
-
Do tuổi tác
Hầu hết các bệnh xương khớp đều có nguyên nhân là tuổi tác. Tuổi tác có mối quan hệ mật thiết với hệ thống xương khớp. Tuổi càng cao thì nguy cơ lão hóa xương khớp càng gia tăng. Tuổi cao làm xương khớp yếu, giòn và dễ gãy, đồng thời dây chằng trở nên giãn và giảm độ đàn hồi, hệ thống hoạt dịch tiết ra ít hơn làm việc vận động trở nên khó khăn. Và bệnh lý thoái hóa cột sống thắt lưng dễ hình thành.
-
Do béo phì
Cân nặng vượt mức cho phép không những gây ra các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch mà còn làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tăng mỗi kg trọng lượng cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên các khớp xương gấp 4 – 5 lần trọng lượng tác động. Nguy cơ mắc bệnh xương khớp của người béo phì cao hơn người bình thường.
-
Đặc điểm công việc
Công việc hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế con người. Nhóm người làm văn phòng và người lao động nặng là hai nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng. Giống béo phì, công việc mang vác nặng sẽ làm tăng áp lực lên các đốt sống khiến đĩa đệm bị chèn ép, đốt sống có nguy cơ lão hóa và hình thành gai xương. Vùng thắt lưng chính là vị trí phải chịu áp lực cao nhất khi cơ thể phải mang vác nặng. Còn người làm công việc văn phòng thì vấn đề là giữ một tư thế trong thời gian dài. Điều này vô tình tạo áp lực lên vùng thắt lưng, từ đó làm giảm khả năng linh hoạt của xương khớp.
-
Do bị chấn thương
Chấn thương là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng mà ít người ngờ tới. Chấn thương vùng lưng mà không phát hiện, điều trị dứt điểm, thì lâu dài gây tổn thương lên cột sống. Kéo dài, một sớm một chiều cũng sẽ bị thoái hóa.
-
Do di truyền
Giống nhiều bệnh lý xương khớp khác, thoái hóa đốt sống lưng cũng có thể nguy cơ do di truyền tương đối cao. Ai mà có người thân mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng cũng mang nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn người bình thường đến khoảng 30%.
Số khác dù không di truyền trực tiếp nhưng gia đình có người có gen bệnh liên quan đến cấu trúc cột sống thì cũng có thể mắc phải bệnh lý về thoái hóa cột sống, bệnh thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt, bị bởi nguyên nhâ này khá khó khắc phục. Bạn cần chú ý biểu hiện phát hiện sớm để điều trị hiệu quả.
-
Do chế độ dinh dưỡng không tốt, lối sống thiếu lành mạnh

Chế độ thiếu lành mạnh dễ gây nên thoái hóa cột sống lưng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Con người thu nạp thực phẩm ra sao thì hình thành độ khỏe và phát triển của xương tương ứng. Nên ai ăn uống thiếu chất, không lành mạnh thì dễ mắc các bệnh xương khớp. Thiếu hụt vitamin D và canxi chính là nguyên nhân phổ biến gây ra những tổn thương trong hệ thống xương khớp, nhất là loãng xương, sau là thoái hóa. Đặc biệt xương nhanh giòn và suy yếu với ai dùng nhiều bia rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá,…
-
Do một số bệnh lý gây ra
Bệnh thoái hóa đốt sống lưng còn có thể là hệ quả của các bệnh lý mãn tính khác. Thường gặp nhất chính là bệnh thoát vị đĩa đệm. Đĩa đệm tổn thương, khả năng giảm ma sát giữa các đốt sống sẽ suy giảm. Từ đó áp lực lên đốt sống tăng mạnh và nguy cơ thoái hóa đốt sống cũng tăng cao.
Ngoài ra như bệnh gút, bệnh tiểu đường…cũng là nguyên nhân có thể kéo theo thoái hóa cột sống lưng.
Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống lưng kịp thời và hiệu quả

Phòng ngừa thoái hóa cột sống lưng
Cùng với việc trang bị những hiểu biết về bệnh thoái hóa đốt sống lưng, bạn còn nên thực hiện các cách phòng ngừa bệnh lý này bởi đây là bệnh lý xương khớp mãn tính rất khó điều trị, nhiều biến chứng nguy hiểm, Phòng ngừa là vô cùng cần thiết.
-
Điều chỉnh tư thế
Không thay đổi hoàn toàn mà cải thiện tư thế để hạn chế áp lực lên đốt sống từ đó làm giảm khả năng mắc bệnh lý này. Người làm văn phòng cứ mỗi 2 tiếng nên đi lại 1 lần cho xương khớp thư giãn, đốt sống giãn ra. Người lao động nặng khi làm nên thực hiện đúng tư thế.
-
Tập thể dục thường xuyên
Tập luyện đều đặn không chỉ tốt cho xương khớp mà còn đem lại vô vàn lợi ích cho cơ thể. Cơ và khớp vận động sẽ được tăng cường độ khỏe mạnh hơn, linh hoạt và dẻo dai. Để phòng ngừa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả, Yoga và bơi lội là hai bộ môn được các chuyên gia khuyến khích mọi người thực hiện.

Nên tập thể dục thường xuyên
-
Thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp. Muốn phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả, nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi cũng như vitamin D.
Thêm vào đó, ăn thực phẩm giàu vitamin, xơ và khoáng chất cũng cho xương khớp dẻo dai hơn. Tăng cường bổ sung những thực phẩm có chứa chất béo thực vật bởi chất này giúp cơ thể sản sinh ra chất nhầy bao quanh các khớp, giảm ma sát khi hoạt động giúp các đốt sống và đĩa đệm phải chịu áp lực thấp hơn.
Tránh ăn thực phẩm gây hại. Chế độ sinh hoạt khoa học, ăn ngủ điều độ.
Mong rằng thông qua những thông tin trên, bạn đã nắm được nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng cũng như cách phòng ngừa hợp lý. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!
Nếu còn trăn trở gì trước bệnh thoái hóa cột sống lưng, hãy liên hệ ngay Phòng Khám An Thái số 58 Sơn Tây, Hà Nội theo hotline 0347283833. Nếu cần tư vấn nhanh chóng trực tiếp, có thể chat với chúng tôi TẠI ĐÂY.