Thoái hóa khớp vai là một trong số những bệnh về khớp khá phổ biến hiện nay. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời rất có thể dẫn đến tê liệt cánh tay, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của bệnh nhân. Dù rằng có rất nhiều phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp vai nhưng không phải phương pháp nào cũng điều trị tốt. Cùng lắng nghe chuyên gia thông qua bài viết dưới đây và tìm ra hướng điều trị lý tưởng nhất nhé!

Bệnh thoái hóa khớp vai – những điều cần thiết
Những điều cần biết về thoái hóa khớp vai
Thoái hóa khớp vai được biết đến với nhiều người chỉ là căn bệnh của người cao tuổi hoặc đối tượng là người thường xuyên mang vác nặng. Thực tế thì, ngay cả những người trẻ, người khỏe mạnh bình thường cũng không loại trừ được nguy cơ mắc bệnh lý này.
Theo thống kê, có tới hơn 30% bệnh nhân về xương khớp mắc thoái hóa khớp vai. Tỷ lệ người mắc thoái hóa khớp vai ngày càng tăng. Người trẻ đặc biệt không nên chủ quan trước căn bệnh này.

Nguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp vai
Điểm qua vài nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp vai
-
Tuổi tác
Nguyên nhân số 1 gây ra bệnh thoái hóa khớp nói chung và đặc biệt là thoái hóa khớp vai nói riêng. Thường những người ở tuổi 45 trở lên là độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp vai cao. Đối với bệnh nhân thoái hóa khớp vai do lão hóa thường bắt đầu từ sụn khớp bị bào mòn gây tổn thương khớp và các đầu xương.
-
Chấn thương
Chấn thương ở khu vực vai chính là nguyên nhân dẫn tới thoái hóa khớp vai. Hiện tượng này thường gặp ở những người làm việc quá sức, hay mang vác nặng, hoặc những người tập luyện thể dục thể thao.
-
Di truyền
Nguyên nhân này vẫn đang được nghiên cứu. Nhưng thống kê cũng cho thấy nếu thoái hóa khớp vai không phải do lão hóa hay chấn thương, thì khả năng cao là do yếu tố di truyền.
Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp vai

Biến chứng bệnh thoái hóa khớp vai
Chẳng những gây đau đớn, hạn chế vận động ảnh hưởng tới cuộc sống mà bệnh thoái hóa khớp vai còn có những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Vôi hóa khớp vai kèm gai xương gây đau đớn. Có thể bị viêm nhiễm trong khớp vai.
- Hỏng khớp vai. Khi đó nhiều bệnh nhân bắt buộc phải thay khớp nếu không điều trị kịp thời.
- Liệt: Đây là tình trạng nguy hiểm nhất của bệnh thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp vai có thể gây ra liệt tay, thậm chí lan sang gây tê liệt vùng lưng, cổ, rất nguy hiểm.
Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp vai hiệu quả nhất
Thoái hóa khớp vai nói riêng, bệnh thoái hóa xương khớp nói chung là những bệnh đều có thể điều trị hiệu quả nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị sớm bằng phương pháp phù hợp. Khi thấy có dấu hiệu đau nhức cần phải đi thăm khám ngay, đừng để lâu bệnh càng khó điều trị và hiệu quả điều trị sẽ không cao.

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp vai
Bởi thế, ngay khi có dấu hiệu, hãy liên hệ các phòng khám, bệnh viện để được tư vấn và thăm khám sức khỏe. Nên khám định kỳ và khám chuyên khoa ngay sau khi có dấu hiệu của bệnh, đặc biệt với những bệnh như thoái hóa khớp vai.
Những phương pháp điều trị đầu tiên được gợi ý là:
- Nghỉ ngơi hợp lý: Tức là người bệnh phải thay đổi cách di chuyển cánh tay trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ, thay vì mặc đồ trùm đầu nên mặc áo cài cúc hoặc kéo.
- Uống thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn: Những loại thuốc như ibuprofen hoặc aspirin có tác dụng làm giảm đau và giảm viêm. Phải hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn.
- Áp dụng vật lý trị liệu theo yêu cầu của bác sĩ.
- Thực hiện những bài tập phạm vi chuyển đổi: Những bài tập thực hiện để tăng tính linh hoạt cho khớp vai.
- Sử dụng nhiệt ấm hoặc chườm lạnh lên vai: Chườm đá lạnh trong 20 phút/lần, ngày 2-3 lần để giảm đau và chống viêm hiệu quả.
- Sử dụng các loại thuốc khác: Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng tiêm corticosteroid…
- Uống bổ sung chondroitin và glucosamine: Nhiều người bệnh có thể sử dụng bổ sung thêm những chất bổ sung cho sụn khớp.
Nếu những cách chữa trị trên không có hiệu quả tốt thì người bệnh phải phẫu thuật khớp vai. Những phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Thay khớp vai: Người bệnh sẽ được thay thế toàn bộ khớp vai bằng khớp nhân tạo, phương pháp này thường áp dụng để điều trị thoái hóa khớp glenohumeral.
- Thay thế đầu xương cánh tay: Đây cũng là phương pháp điều trị thoái hóa khớp glenohumeral.
- Cắt bỏ khớp: Phương pháp này là phẫu thuật phổ biến để điều trị thoái hóa khớp acromioclavicular (AC) và những vấn đề liên quan đến không gian khớp.
Tuy nhiên, bất kỳ phẫu thuật nào cũng có những rủi ro nhất định và các biến chứng tiềm ẩn. Hãy đến những nơi uy tín để thực hiện.
Lưu ý trong quá trình điều trị
Bên cạnh liệu trình điều trị, bệnh nhân cũng cần lưu ý những vấn đề trong quá trình điều trị như sau:
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường rau củ quả và những loại thực phẩm tốt cho xương khớp như các loại hạt, ngũ cốc, hải sản giàu canxi, kẽm,..
– Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cafe…
– Nên có chế độ tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp
– Tránh thức khuya, lo lắng, stress
– Không gắng sức, không lao động nặng, đặc biệt là vùng vai
Điều trị thoái hóa khớp vai cần được quan tâm và thực hiện ngay sau khi phát hiện bệnh. Bệnh nhân cũng nên đi khám chuyên khoa cẩn thận ngay khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh để việc điều trị thoái hóa khớp vai hiệu quả.
Hiện tại để được việc thăm khám được thuận tiện, bệnh nhân đăng ký đặt lịch trước sẽ được sắp xếp thời gian khám cụ thể để không phải chờ đợi. Số điện thoại đặt lịch: 034.728.3833. Hoặc Chat với chuyên viên tư vấn để được tư vấn và đặt lịch.